Ví dụ Khí_hậu_vùng_cực

Trên Trái Đất, châu lục duy nhất mà khí hậu vùng cực cực đại (EF – khí hậu chỏm băng) chi phối là châu Nam Cực. Gần như tất cả diện tích của Greenland cũng có kiểu khí hậu EF này. Những khu vực ven biển khác của châu Nam Cực và Greenland mà không có kiểu khí hậu này thì "chỉ có" kiểu khí hậu lãnh nguyên (ET) ít khắc nghiệt hơn.

Phần xa nhất về phía bắc của đại lục Á-Âu, từ vùng duyên hải xa nhất về phía đông bắc của bán đảo Scandinavia và kéo dài về phía đông tới eo biển Bering, một phần lớn diện tích của miền bắc Siberi và Bắc Iceland có khí hậu lãnh nguyên. Một diện tích lớn ở miền bắc Canada và miền bắc Alaska cũng có khí hậu tương tự, nhưng thay đổi thành khí hậu chỏm băng ở phần xa nhất về phía bắc của Canada. Khu vực xa nhất về phía nam của Nam Mỹ (quần đảo Tierra del Fuego) nơi tiếp giáp với eo biển Drake và các đảo cận kề Nam cực như quần đảo Nam Shetlandquần đảo Falkland có khí hậu lãnh nguyên (ET), với độ khắc nghiệt thấp hơn của kiểu khí hậu tại những khu vực có vĩ độ tương đương tại Bắc bán cầu. Tại các khu vực khác của Trái Đất, nhiều ngọn núi cao có khí hậu mà trong đó cũng không có tháng nào có nhiệt độ trung bình là 10 °C hay cao hơn, nhưng điều này là do độ cao gây ra, kiểu khí hậu đó được gọi là khí hậu núi cao. Các kiểu khí hậu vùng cực cũng được ghi nhận ở một số hành tinh khác, như Sao Hỏa, với các chỏm băng có thể nhận thấy trên cả hai cực của nó.